Vì sao ngủ nhiều vẫn buồn ngủ? Các giai đoạn của giấc ngủ không phải ai cũng biết!

Quá trình ngủ mỗi đêm của con người chia làm các giai đoạn nhất định, mỗi giai đoạn có những đặc điểm cơ thể riêng.

cac-giai-doan-ngu

Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải mặc dù mới thức dậy sau 7, 8 tiếng say giấc nồng? Hay có những ngày bạn đi ngủ lúc 1,2 giờ mà sáng sớm hôm sau vẫn hừng hực năng lượng, tỉnh táo bất ngờ? Tất cả những câu hỏi này đều có lý do riêng, phần lớn phụ thuộc mật thiết với các giai đoạn của giấc ngủ. Giấc ngủ sâu hay không sâu chính bạn cũng chưa hẳn là người nắm rõ được. Ngủ nhưng không phải lúc nào cũng ngủ, đó là những gì bài viết sau sẽ chứng minh cho bạn thấy. Và trạng thái ngủ nhưng không ngủ này cũng sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc kể trên. Đồng hành cùng Đệm tốt Online trong bài viết sau để tìm hiểu về các giai đoạn của giấc ngủ mỗi đêm nhé!

1. Tại sao cần phân tích các giai đoạn của giấc ngủ?

cac-giai-doan-ngu-3

Ai cũng biết ngủ ít sẽ không tỉnh táo, ngủ nhiều sẽ uể oải, nhưng việc giấc ngủ được chia ra làm nhiều giai đoạn lại không phải vấn đề gần gũi với tất cả mọi người. Các giai đoạn ngủ sẽ khiến cơ thể hoạt động theo nhiều hướng khác nhau. Tựu chung, những hoạt động này có được tối ưu hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Và chất lượng giấc ngủ vì thế tác động không nhỏ tới mọi mặt cuộc sống. Một giấc ngủ ngon sẽ mang lại cho bạn nhiều tác dụng về sức khỏe:

- Giúp điều chỉnh các hormone kiểm soát cơn thèm ăn, trao đổi chất, hormone tăng trưởng và hormone tốt cho quá trình điều trị bệnh.

- Tăng cường chức năng làm việc của não, tăng cường độ tập trung và ngăn chặn suy giảm trí nhớ

- Góp phần làm giảm nguy cơ trầm cảm

- Giúp cải thiện đáng kể trong quá trình điều chỉnh cân nặng

- Thúc đẩy các tế bào phản kháng lại bệnh tật, từ đó ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ

- Duy trì tốt hệ thống miễn dịch

- Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh đường huyết, huyết áp cao

2. Giấc ngủ chia làm mấy giai đoạn?

cac-giai-doan-ngu

Một giấc ngủ có thể chia làm nhiều chu kỳ ngủ, mỗi chu kỳ ngủ lại bao gồm nhiều giai đoạn. Các giai đoạn ngủ này có thể lý giải cho câu hỏi vì sao ngủ nhiều vẫn buồn ngủ và ngược lại. Một chu kỳ ngủ bao gồm 5 giai đoạn sau: 

Giai đoạn 1 - Giai đoạn ru ngủ:

Giai đoạn này thường chỉ kéo dài trong khoảng 5 phút đầu tiên sau khi bạn nhắm mắt. Đây là giai đoạn cơ thể thiết lập trạng thái ngủ nông, tức là bạn sẽ rất dễ bị đánh thức. Nếu bị đánh thức trong giai đoạn ngủ này, bạn sẽ giật mình, thậm chí là co giật, hình ảnh bạn nhớ được hoặc nhìn thấy được sau đó là không rõ ràng. Theo khoa học, hiện tượng này gọi là Hypnic myoclonus, tương tự như khi bạn đang tập trung thì có người vỗ vai bạn vậy.

Giai đoạn 2 - Giai đoạn ngủ nông:

Đây là giai đoạn cơ thể và não bộ bắt đầu ngủ sâu hơn, chiếm khoảng 50% trong tổng thời gian ngủ. Trong giai đoạn này, não bộ sẽ hoạt động chậm hơn và vì vậy, mắt cũng chuyển động chậm hơn. Não bộ khi đó sẽ có một vài đợt sóng não diễn ra không thường xuyên gọi là sóng nhanh - sleep spindle. Những đợt sóng nhanh này sẽ trở nên thưa dần khi cơ thể bạn chuyển sang các trạng thái ngủ tiếp theo.

Giai đoạn 3 - Giai đoạn ngủ sâu:

Thời gian mỗi người ngủ sâu chỉ chiếm khoản 10% tổng thời gian ngủ. Ngủ sâu là khoảng nối giữa ngủ nông và ngủ rất sâu. Sóng não ở giai đoạn này thường hoạt động rất chậm, thỉnh thoảng xen kẽ một vài đợt sóng nhanh (như đã nói trong giai đoạn trước). Sóng não trong giai đoạn ngủ sâu được gọi là sóng delta. Cơ thể lúc này sẽ biến đổi rất nhiều. Nhịp thở, nhịp tim, huyết áp và cả chuyển động xương khớp cũng giãn ra và chùng xuống.

Giai đoạn 4 - Giai đoạn ngủ rất sâu:

Thời gian ngủ của cơ thể trong giai đoạn này chiếm 20% thời gian toàn bộ giấc ngủ. Đây là giai đoạn quan trọng của giấc ngủ bởi cơ thể lúc này được nghỉ ngơi hoàn toàn, từ nhịp thở, nhịp tim, hệ cơ xương đều chùng xuống mức thấp nhất có thể. Sóng não trong giai đoạn này phần lớn đều là sóng chậm delta. Khi ngủ trong giai đoạn này, bạn sẽ ngủ rất sâu, rất “ngon”. Và dĩ nhiên nếu bị đánh thức dậy lúc đang ngủ sâu, cơ thể sẽ cảm thấy bất ngờ, thậm chí là choáng váng, phải mất một vài phút để định hình lại “cục diện”.

Giai đoạn 5 - Giai đoạn ngủ mơ:

Giai đoạn này còn được gọi là REM (Rapid Eyes Movement), tức là giai đoạn ngủ tỉnh, chiếm khoảng 20% thời gian cả giấc ngủ. Đây là khoảng thời gian nhịp thở, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim đều tăng nhanh hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Nhãn cầu và sóng não cũng chuyển động nhanh hơn, tuy nhiên cơ chân tay lại không chuyển động nhiều. Những giấc mơ thường xuất hiện trong giai đoạn ngủ này. Khi thức dậy trong giai đoạn REM, bạn thường sẽ nhớ lại giấc mơ như một câu chuyện không có thật. Cuối giai đoạn REM, có thể bạn sẽ thức giấc tạm thời trong vài phút và sau đó quay lại giai đoạn 1.

Thông thường, một chu kỳ của giấc ngủ diễn ra trong khoảng từ 90 đến 110 phút và lặp đi lặp lại từ khi ngủ đến lúc bạn thức dậy. Càng về sáng, thời gian cho giai đoạn ngủ sâu càng giảm dần, trong khi lúc bắt đầu ngủ điều này lại ngược lại.

Bây giờ chắc hẳn bạn đọc cũng trả lời vì sao ngủ chưa sâu lại khiến bạn buồn ngủ vào sáng hôm sau rồi đúng không nào? Có nhiều cách giúp bạn ngủ ngon hơn, trong đó, “tậu” một chiếc đệm êm vừa, “sang” và “xịn” ở Đệm tốt Online cũng là lựa chọn không tồi!

Xem thêm: Xu hướng trang trí phòng ngủ 2021

Hệ thống showroom Đệm tốt Online: 

Showroom 1: Số 2/192 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội

Showroom 2 : Số 28/192 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội

Showroom 3 : 287 Nguyễn Văn Linh - Long Biên - Hà Nội 

Showroom 4: Đường 1A - Phường Tào Xuyên - TP Thanh Hoá

Tổng kho : Số 10/182/2 Ngõ 192 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội

Tổng kho: Số 2/263 Nguyễn Văn Linh - Long Biên - Hà Nội

 

Tại sao lại lựa chọn đệm tốt online
Tìm kiếm sản phẩm nhanh chóng dễ dàng
Đa dạng hình thức mua sản phẩm
Hỗ trợ trả góp với lãi suất ưu đãi
Vận chuyển miễn phí
scrolltop