Rối loạn giấc ngủ và mất ngủ, "chung đường" hay "khác lối"?

roi-loan-giac-ngu-1

Mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc,... không phải là những trường hợp hiếm gặp. Giấc ngủ không trọn vẹn không chỉ làm bạn mất tập trung vào ngày hôm sau mà còn là tác nhân của nhiều bệnh tình nguy hiểm. Vậy bạn đã hiểu đúng, hiểu đủ về thực trạng mất ngủ chưa? Bạn nghĩ rối loạn giấc ngủ và mất ngủ là giống nhau hay khác nhau? Cùng Đệm tốt Online trả lời những câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Rối loạn giấc ngủ và mất ngủ có giống nhau không?

Nhiều người cho rằng rối loạn giấc ngủ là ngủ tỉnh, thức dậy nhiều lần trong đêm. Có ý kiến lại nghĩ rối loạn giấc ngủ là khi ngủ ít, lúc ngủ nhiều.

Thực chất, rối loạn giấc ngủ được chia làm hai nhóm:

Nhóm 1: Gồm các loại rối loạn liên quan đến chất lượng, số lượng và thời điểm ngủ thất thường.

Nhóm 2: Gồm các hiện tượng bất thường xảy ra trong quá trình ngủ.

Như vậy, mất ngủ sẽ thuộc nhóm 1 của rối loạn giấc ngủ. Cụ thể hơn, mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ.

2. Các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp:

roi-loan-giac-ngu-2

Rối loạn giấc ngủ được chia thành những loại chính sau:

Loại 1: Mất ngủ:

Dây được xem là hiện tượng chủ quan của rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ không chỉ là ngủ không đủ giấc, khó ngủ mà còn là những hiện tượng liên quan khác. Mất ngủ bao gồm ngủ không ngon, ngủ nhiều nhưng vẫn thấy chưa đủ, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm hay cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau. Tình trạng mất ngủ xảy ra khá phổ biến. Theo nghiên cứu, số lượng người mất ngủ chiếm khoảng 10% đến 15% dân số hiện nay.

Mất ngủ cũng có thể chia làm các dạng sau:

- Mất ngủ tạm thời: Thường kéo dài trong khoảng thời gian ngắn, xảy ra với những người bình thường.

- Mất ngủ thứ phát: Loại mất ngủ này được gây ra do tâm lý bất ổn, do các loại thuốc đang dùng hoặc do các bệnh khác gây ra.

- Mất ngủ mãn tính: Có rất ít trường hợp người mắc loại mất ngủ này. Đây là loại mất ngủ xảy ra do ám ảnh tiềm thức, sợ giấc ngủ vì những tưởng tượng, những cảnh gây ám ảnh thường thấy khi ngủ.

Loại 2: Những hiện tượng bất thường xảy ra khi ngủ:

roi-loan-giac-ngu-3

Tưởng chừng những dấu hiệu này không liên quan tới rối loạn giấc ngủ, nhưng thực tế lại khác:

- Rối loạn khi thức giấc: Hiện tượng này thường xảy ra với trẻ em, thiếu niên. Được biểu hiện bằng sự mất phương hướng, không phân định rõ ràng khi thức dậy, hay nói miên man, toát mồ hôi khi ngủ.

- Rối loạn chuyển từ giai đoạn thức sang ngủ: Đây là những hiện tượng rất bình thường, xảy ra với khoảng 60% dân số hiện nay. Biểu hiện ở những lần giật mình, nói mớ trong giấc ngủ hay co cứng chi dưới trong một khoảng thời gian ngắn.

- Rối loạn trong giấc ngủ nghịch thường: Một số biểu hiện có thể kể đến là gặp ác mộng, mộng ru, không kiểm soát được hành động khi ngủ. Một số nam giới có biểu hiện cương cứng dương vật. Một số người trẻ lại nghiến răng do cơ hàm co lại khi ngủ.

Loại 3: Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học: 

Đây là một hiện tượng khá dễ hiểu do việc sinh hoạt thay đổi thất thường, bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố ngoại cảnh. 

- Hãy tưởng tượng rằng cơ thể bạn đang tuân theo vòng lặp 24 giờ khác bình thường, và việc phải thức dậy, đi học, đi làm như giờ bình thường khiến bạn cảm thấy uể oải và mệt mỏi.

- Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là sự chi phối chủ quan đến từ bản thân. Hoặc do lệch múi giờ, làm ca, thay đổi nhịp sống, giờ giấc trong một thời gian dài.

- Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học gồm rối loạn pha sớm (thức dậy rất sớm), rối loạn pha trễ (cần thức dậy muộn hơn), lệch múi giờ, hội chứng nhịp ngày đêm dài (như ví dụ 24h ở trên).

Loại 4: Ngủ nhiều và rối loạn tỉnh táo:

Rối loạn tỉnh táo được xem là trạng thái rối loạn giấc ngủ phức tạp bởi rất ít người chú ý đến tình trạng này. Người rối loạn tỉnh táo thường buồn ngủ, ngủ gật nhiều lần trong ngày gây ảnh hưởng đến công việc và học tập. Rối loạn tỉnh táo gồm một số dạng sau: 

- Trạng thái ngưng thở khi ngủ

- Trạng thái ngủ nhiều:  (do học tập, làm việc quá sức), ngủ nhiều do thuốc,...

- Trạng thái ngủ rũ: Thường xảy ra ở nam giới với các biểu hiện tổng hợp như ngủ gà, ảo giác thị giác, thính giác khi ngủ, thậm chí là liệt cơ bắp lúc ngủ,...

Việc mất ngủ trong thời gian ngắn có thể không sao. Tuy nhiên, nếu mất ngủ, rối loạn giấc ngủ diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Hệ luỵ của rối loạn giấc ngủ cũng không hề nhỏ. Nếu có triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, hãy cố gắng điều chỉnh lại nhịp sống hoặc đến trung tâm y tế để được nghe tư vấn bạn nhé!

Tiện đây, nếu đang tìm một địa chỉ uy tín để sắm một chiếc đệm êm giúp ngủ ngon hơn mỗi đêm, liên hệ Đệm tốt Online TẠI ĐÂY!

Hệ thống Showroom Đệm tốt Online: 

Showroom 1: Số 2/192 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội

Showroom 2 : Số 28/192 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội

Showroom 3 : 287 Nguyễn Văn Linh - Long Biên - Hà Nội 

Showroom 4: Đường 1A - Phường Tào Xuyên - TP Thanh Hoá

Tổng kho : Số 10/182/2 Ngõ 192 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội

Tổng kho: Số 2/263 Nguyễn Văn Linh - Long Biên - Hà Nội

Xem thêm: Bị khó ngủ ăn gì? Ăn gì dẫn đến khó ngủ?

Tại sao lại lựa chọn đệm tốt online
Tìm kiếm sản phẩm nhanh chóng dễ dàng
Đa dạng hình thức mua sản phẩm
Hỗ trợ trả góp với lãi suất ưu đãi
Vận chuyển miễn phí
scrolltop